hotline039.2636.999
Address

Phải làm gì khi nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi?

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này và tùy theo đó cũng có những cách xử lý khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi

Theo ý kiến các chuyên gia thẩm mỹ, hiện tượng nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Chất liệu độn nhân tạo quá cứng và dày khiến da bị căng
  • Sụn không tương thích với cơ thể
  •  Vùng da đầu mũi quá mỏng
  •  Kỹ thuật đặt sụn của bác sĩ không tốt
  •  Đặt sụn độn quá cao khiến cho vùng mũi chịu áp lực, bị bóng đỏ.
nang-mui-xong-bi-do-dau-mui

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sau khi nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi không chỉ là biểu hiện của biến chứng nhẹ gây mất thẩm mỹ về màu sắc nó còn kéo theo nguy cơ đầu mũi bị thủng, gây nghẹt mũi và ảnh hưởng tới các chức năng của mũi.

Khắc phục nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi

Nếu gặp tình trạng nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi, lời khuyên của hầu hết các chuyên gia thẩm mỹ đó chính là hãy đến ngay các cơ sở thẩm mỹ thực hiện nâng mũi để khắc phục biến chứng trên, tránh gây tổn thương nặng đến mũi.

Tình trạng nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong số những biến chứng xảy ra sau khi nâng mũi. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để đưa ra giải pháp khắc phục, tuy nhiên, thông thường có thể xử lý trường hợp nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi bằng các cách sau:

nang-mui-xong-bi-do-dau-mui

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi có thể phải phẫu thuật sửa mũi

  • Trường hợp đầu mũi bị bóng đỏ do lộ sóng:  xử lý tình trạng này, các bác sĩ sẽ thực hiện rút sóng mũi. Để mũi ổn định, sau 3 tháng có thể thực hiện phẫu thuật sửa mũi.
  • Trường hợp sụn nhân tạo không tương thích với cơ thể phải xử lý rút sụn nhân tạo, thay thế bằng sụn tự thân để có độ tương thích cao hơn.
  • Trường hợp da mũi quá mỏng, cần xử lý lại độ cao của mũi, không dùng sụn quá dày và tạo dáng mũi cao vừa phải để không gây áp lực lên vùng da mũi, tránh bị lộ sóng hay gây thủng đầu mũi.
  • Trường hợp mũi quá ngắn cần kết hợp dùng sụn vách ngăn để kéo dài đầu mũi. Đầu mũi phải được bọc bằng sụn tự thân để tránh trường hợp mũi bóng đỏ.

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi nên xử lý bằng phương pháp nào?

Hiện nay, để tránh hiện tượng đầu mũi bị bóng đỏ, các bác sĩ ngoài việc sử dụng kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo để tạo độ tương thích cao với cơ thể thì còn có thể sử dụng thêm một lớp lót có tên gọi là Biocell. Đây là một loại sụn sinh học, có cấu trúc như trung bì da người, được dùng để ngăn cách sụn nhân tạo tiếp xúc trực tiếp với lớp da mũi, hạn chế được tối đa những biến chứng gây bóng đỏ đầu mũi, kể cả những trường hợp da quá nhạy cảm hay quá mỏng.

Phương pháp giúp xử lý tình trạng nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi này được gọi với cái tên đầy đủ là: Nâng mũi L- line 2 lớp bằng công nghệ Biocell hoặc nâng mũi S-line 2 lớp bằng công nghệ Biocell. L-line hay S-line thực tế chỉ là dáng mũi phù hợp với khuôn mặt và cá tính mỗi người còn về kỹ thuật và các chất liệu sử dụng thì hai phương pháp này có những nét tương đồng nhau.

nang-mui-xong-bi-do-dau-mui

Nâng mũi S-line/ L-line 2 lớp bằng công nghệ Biocell giúp khắc phục tình trạng đỏ đầu mũi

Hiện tại Việt Nam, Viện thẩm mỹ Y khoa Dr. Hải Lê đã được chuyển giao phương pháp công nghệ nâng mũi này nhằm giảm nguy cơ nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi, đem lại hiệu quả thẩm mỹ.

Nâng mũi xong bị đỏ đầu mũi là điều không ai muốn, vì vậy trước khi quyết định nâng mũi, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định để lựa chọn được địa điểm uy tín, đặt niềm tin vào những bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề chuyên môn tốt bởi làm đẹp không chỉ để được đẹp hơn mà điều quan trọng là đẹp vẫn phải đảm bảo an toàn.

VIỆN THẨM MỸ Y KHOA DR.HẢI LÊ

TƯ VẤN 24/7: 01692636999 01692636999

Dang ky tu van

Đăng ký tư vấn call